Sóng elliott là một công cụ mà nhiều nhà đầu tư hiện nay ứng dụng trong các phân tích thị trường chứng khoán, cổ phiếu. Nguyên lý cơ bản của lý thuyết sóng Elliott căn cứ trên nền tảng lý thuyết Dow Jones và quá trình quan sát hình sóng lặp đi lặp lại. Cùng Beat Đầu Tư tìm hiểu Sóng elliott là gì? Hướng dẫn giao dịch theo sóng elliott như thế nào nhé?
Lý thuyết sóng Elliott?
Lý thuyết sóng Elliott đưa ra hai xu hướng tăng hoặc giảm và được phân chia làm 2 pha: 1 pha di chuyển theo xu hướng chính và một pha điều chỉnh. Trong đó một pha di chuyển theo xu hướng chính gồm có 5 sóng và một pha điều chỉnh gồm có 3 sóng.
Cụ thể trong một xu hướng tăng có cấu tạo như sau:
- Ở pha tăng, 5 sóng đầu được gọi là sóng đẩy (impulse waves). Trong đó sóng thứ 1, 3, 5 là loại sóng tăng, sóng thứ 2, 4 là loại sóng giảm
- Còn 3 sóng cuối là sóng điều chỉnh (corrective waves). Gồm 3 sóng A, B, C. Trong đó sóng A và C là sóng giảm còn sóng B là sóng tăng
Sau đây là hình ảnh minh họa Mô hình sóng Elliott:
Theo nguyên lý sóng Elliott, sóng sẽ có các cấp độ sóng nhỏ hơn (nghĩa là trong sóng lớn có sóng nhỏ hơn) và sóng được phân thành đa dạng cấp độ khác nhau, từ loại sóng nhỏ ở đồ thị phút cho đến các sóng lớn kéo dài.
Nguyên tắc sóng Elliott
Trong cuốn sách The Wave Principle đã đưa ra các quy tắc để đếm sóng Elliott để xác định đúng tính chất diễn biến của thị trường hoặc cổ phiếu. Sau đây là ba nguyên tắc bắt buộc khi đếm sóng Elliott:
- Sóng 2 không được điều chỉnh vượt qua điểm bắt đầu sóng 1
- Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất
- Sóng 4 không được phép đi vào khu vực của sóng 1
Tiếp theo là ba hướng dẫn chi tiết khi đếm sóng:
- Nếu sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 5 sẽ xấp xỉ sóng 1
- Cấu tạo của sóng 2 và sóng 4 có thể thay thế cho nhau. Nếu sóng 2 là sóng điều chỉnh phức tạp và có độ mạnh (sharp) thì sóng 4 sẽ điều chỉnh đơn giản và có độ phẳng (fiat) và ngược lại.
- Sau khi 5 sóng đẩy tăng, các sóng hiệu chỉnh A, B, C thường chấm dứt tại khu vực đáy của sóng 4 trước đó.
Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott chi tiết với quy tắc đếm sóng
Nắm chắc 3 quy tắc đếm sóng Elliott
Để có thể xác định chính xác sóng 3 thì bắt buộc các nhà giao dịch phải nắm vững 3 quy tắc đếm sóng đã nêu ở trên. Trong đó có 2 quy tắc quan trọng cần ghi nhớ đó là phạm vi của sóng 2 không được phép hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu sóng 1 và sóng 3 không lúc nào là sóng ngắn nhất. Khi tiến hành đếm sóng, các nhà đầu tư sẽ nhận ra ngay hai nguyên tắc đơn giản này và xác định đúng pha, đúng sóng.
Ứng dụng phân tích đa khung thời gian
Khi phân tích đồ thị sóng Elliott, dù nhà đầu tư dùng các kỹ thuật nào thì việc nhìn bức tranh tổng thể sẽ tạo ra góc nhìn rộng và chính xác hơn. Trường hợp khung đồ thị càng dài thì xu hướng cùng những tín hiệu kỹ thuật càng hiện ra rõ ràng và ít xảy ra trường hợp tín hiệu nhiễu so với các khung đồ thị sóng ngắn hơn. Việc đếm sóng Elliott cần áp dụng nguyên tắc này.
Kiên trì chờ xác nhận khối lượng
Nhìn về mặt khách quan thì sóng 3 là sóng rất hấp dẫn để giao dịch nhưng về khía cạnh cảm xúc thì không phải nhà đầu tư nào cũng có thể kiên nhẫn để săn được sóng 3.
Thời gian đợi chờ sự kết thúc của sóng 2 là việc làm đòi hỏi sự kiên nhẫn cao và diễn biến rất khó lường. Nếu nhà đầu tư có thể kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu đảo xu hướng và ghi nhớ nguyên tắc khu vực sóng 2 không được điều chỉnh dưới điểm bắt đầu của sóng 1. Thì cơ hội cao là có thể săn được sóng 3.
Sóng 3 là sóng đi kèm với sự dịch chuyển giá lớn và cũng là thời điểm giao dịch hấp dẫn nhất. Do đó yếu tố cơ bản để xác nhận sóng 3 là sự đi kèm của hiện tượng gia tăng khối lượng giao dịch.
Vừa rồi Beat Đầu Tư đã gửi đến các nhà đầu tư những hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott một cách dễ hiểu và chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội giao dịch tối ưu nhất.