Giao thông là hạng mục có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh/thành phố. Việc xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh/thành phố sẽ được giám sát và thực hiện bởi ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Đây là đơn vị công lập có thu, trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố. Chúng ta thường nghe đến đơn vị này trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó.
Vậy Ban quản lý dự án đầu từ xây dựng là gì? Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông có chức năng và nhiệm vụ như thế nào đối với quá trình xây dựng giao thông trên địa bàn tỉnh/thành phố? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên của các bạn.
Những điều cần biết về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là một tập hợp các cá nhân được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền nhằm quản lý, giám sát quá trình và tiến độ của các dự án xây dựng. Nhiệm vụ của ban quản lý dự án là áp dụng các kỹ năng, kiến thức, công cụ dụng cụ cần thiết để đảm bảo chất lượng công trình và thúc đẩy tiến độ theo mục tiêu đề ra.
Ban quản lý dự án đầu tư được chia làm 2 loại: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành. Cơ cấu mỗi loại đều có Ban Giám đốc, các Giám đốc và Bộ phận quản lý liên quan.
Những điều cần biết về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông là đơn vị thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận nguồn vốn, lên kế hoạch, giám sát và quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh và thành phố.
Thẩm quyền, cách thành lập của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
Tại Khoản 1 Điều 63 Luật Xây dựng đã quy định về thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trong đó có Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Theo đó, thẩm quyền thành lập đơn vị này bao gồm:
- Thủ trưởng các Cơ quan ngang cấp Bộ thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các tỉnh/thành phố.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thành lập các Ban quản lý khu vực và chuyên ngành trực thuộc tỉnh, trong đó có Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
Công trình giao thông là hạng mục vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh/thành phố. Tỉnh thành muốn phát triển, đòi hỏi giao thông phải thuận lợi, lưu thông hàng hóa và con người cần được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bởi vậy, việc đầu tư xây dựng vào các công trình giao thông là ưu tiên hàng đầu để xây dựng và phát triển tỉnh thành trong mọi mặt.
Trong quá trình này, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đóng góp vai trò rất lớn để mang lại thành quả nhờ vào những chức năng và nhiệm vụ của mình. Vậy, những chức năng nhiệm vụ đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu điều đó qua những thông tin sau.
Chức năng:
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông là chủ đầu tư trong công cuộc xây dựng giao thông của một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao, cụ thể như sau:
- Tiếp nhận và quản lý vốn đầu tư theo quy định pháp luật.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án được Nhà Nước quy định trong bộ Luật xây dựng, chi tiết có tại Điều 68 và Điều 69.
- Quản lý, giám sát về an toàn, tiến độ và chất lượng của các dự án giao thông. Bàn giao cho chủ quản lý công trình hoặc trực tiếp khai thác sử dụng khi công trình hoàn thành.
- Thực hiện các chức năng khác theo yêu cầu của UBND tỉnh chỉ đạo.
Nhiệm vụ:
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cần thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:
- Lập kế hoạch dự án: Trong bước này, Ban quản lý cần đề xuất kế hoạch xây dựng công trình giao thông dựa trên tình hình thực tế của tỉnh/thành phố.
- Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, thẩm định đất đai, đấu thầu, phê duyệt dự án hay giải ngân vốn đầu tư.
- Quản lý, giám sát công tác xây dựng dự án: Chọn tư vấn, chọn nhà thầu, thẩm định, phê duyệt thiết kế, nghiệm thu, thanh quyết toán…
- Bàn giao dự án: Nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị sử dụng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình.
- Giải ngân, đánh giá và báo cáo: Theo quy định pháp luật.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Mỗi một tỉnh thành sẽ có các quy chuẩn và quy định cụ thể đối với cơ cấu, nhiệm vụ chức năng của đơn vị này. Để nghiên cứu sâu hơn, các bạn có thể tìm kiếm tại cổng thông tin tỉnh/thành phố cụ thể nhé.