Chỉ định thầu rút gọn là một trong những hình thức đấu thầu quan trọng. Giúp tìm được đơn vị triển khai và thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể, trong đó có sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ về khái niệm cụ thể cũng như quy trình thực hiện chỉ định thầu rút gọn.
Tìm hiểu khái niệm chỉ định thầu rút gọn là gì?
Căn cứ theo quy định tại Luật Đấu thầu 2013, chỉ định thầu rút gọn là một trong những hình thức giúp lựa chọn nhà thầu tốt nhất. Với ưu điểm là thủ tục thực hiện đơn giản, nhanh chóng, do đó nhiều nhà đầu tư hiện nay có xu hướng áp dụng hình thức này. Giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói thầu, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Theo quy trình thực hiện chỉ định thầu rút gọn chỉ có duy nhất một nhà thầu tham gia, vì vậy các nội dung kiến nghị hầu như không có. Ngoài ra những sai sót trong quá trình tổ chức sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Các gói thầu được phép áp dụng hình thức này bao gồm: mua sắm hàng hóa hoặc thi công công trình trong tình huống bất khả kháng; nội dung gói thầu liên quan đến bí mật quốc gia hoặc tư vấn đặc biệt.
Các trường hợp được phép áp dụng chỉ định thầu rút gọn
Căn cứ theo các văn bản pháp luật hiện hành, có hai trường hợp cụ thể được phép áp dụng chỉ định thầu rút gọn. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Chỉ định thầu đối với nhà thầu
Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 đã nêu rõ các trường hợp được phép áp dụng chỉ định thầu đối với nhà thầu bao gồm:
– Các gói thầu khẩn cấp, cần được thực hiện ngay lập tức nhằm khắc phục hoặc xử lý một hậu quả nhất định do sự kiện bất khả kháng hoặc đảm bảo an toàn với bí mật Nhà nước,…
– Gói thầu có tính chất cấp bách và khẩn thiết, hướng tới đáp ứng mục tiêu bảo vệ chủ quyền, biên giới và hải đảo quốc gia.
– Gói thầu phải thực hiện các công việc kỹ thuật chuyên ngành như di dời công trình để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, rà phá bom, mìn chuẩn bị thi công công trình mới.
– Gói thầu có hạn mức áp dụng cụ thể đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ công được quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Trong đó:
- Không quá mức 100 triệu đồng đối với gói thầu nằm trong dự toán mua sắm thường xuyên của ngân sách Nhà nước.
- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn và dịch vụ công.
- Không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công.
Trường hợp 2: chỉ định thầu đối với nhà đầu tư
Khoản 4 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 đã quy định rõ chỉ định đối với nhà đầu tư chỉ được áp dụng trong những trường hợp cụ thể sau:
– Chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án hoặc đầy đủ khả năng thực hiện các gói thầu liên quan đến sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí mật thương mại.
– Nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án có đầy đủ điều kiện để tiến hành gói thầu, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả nhất quán theo quy định pháp luật đặt ra.
Quy trình cơ bản thực hiện chỉ định thầu rút gọn
Tùy từng gói thầu cụ thể mà quy trình thực hiện chỉ định thầu có thể khác nhau. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số bước cơ bản bao gồm:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị thầu phù hợp
Các đối tượng chịu trách nhiệm quản lý gói thầu như chủ đầu tư và cơ quan trực tiếp sẽ tiến hành xác định đơn vị đủ điều kiện và khả năng thực hiện gói thầu. Ngay sau đó các nội dung liên quan đến nhiệm vụ của nhà thầu cũng được bàn giao đầy đủ để thực hiện ngay lập tức.
Bước 2: Hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu theo quy định của pháp luật
Thời gian để các bên hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật là 15 ngày. Trong đó bao gồm các công việc cụ thể như: chuẩn bị hợp đồng, gửi dự thảo hợp đồng cho các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan. Nội dung hợp đồng cần nêu rõ phạm vi, thời gian thực hiện và chất lượng công việc cần đạt được.
Bước 3: Phê duyệt kết quả và thực hiện ký kết hợp đồng
Dựa trên những thỏa thuận đạt được giữa hai bên mà chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp sẽ tiến hành phê duyệt kết quả. Sau đó ký kết hợp đồng với đơn vị được chỉ định thầu.
Bước 4: Nghiệm thu gói thầu và thanh lý hợp đồng
Đây là bước cuối cùng giúp bạn xác nhận nội dung công việc đã thực hiện. Từ đó chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa hai bên trong quan hệ chỉ định thầu.
Trên đây là tổng hợp những thông tin mới nhất giúp bạn nắm được các quy định liên quan đến chỉ định thầu rút gọn. Nếu bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến nội dung trên bạn có thể tìm đến các công ty pháp lý để được hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình.