Việc lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay là một phương pháp giúp bạn có thể trả nợ đúng hạn và đúng khoản tiền cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng nào đó. Vậy thì nên lập bảng kế hoạch này như thế nào? Cần xem xét và chú ý điểm gì khi lập bảng kế hoạch hay không? Tìm hiểu ngay bây giờ!
Các vấn đề cần lưu ý khi lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay
Loại bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay là gì?
“Bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay” là một loại bảng thông tin sẽ thống kê toàn bộ các vấn đề như:
- Kế hoạch.
- Nội dung khoản nợ.
- Tiền lãi.
- Các thông tin về việc vay.
- Kỳ hạn thanh toán nợ.
- Số nợ đầu kỳ.
- Số dư nợ còn lại.
- Lãi suất tương ứng với từng khoản vay.
Các yếu tố cần chú ý đến khi lập bảng
Khi bắt tay vào việc lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay thì bạn nên chú ý đến các vấn đề như sau:
- Kỳ thanh toán nợ: Đây là kỳ mà bạn cần phải thanh toán gốc và lãi. Đối với kỳ thanh toán nợ này thì sẽ được xác định theo kỳ hạn bạn vay và kỳ hạn trả lãi của gói vay.
- Số dư nợ đầu kỳ: Đây là con số tiền gốc còn lại phải trả ở mỗi kỳ. Số dư nợ đầu kỳ bằng với số nợ còn lại của kỳ liền trước đó.
- Trả vốn gốc: Đây là số tiền gốc bạn sẽ phải trả vào kỳ đó. Để trả khoản tiền vốn góc thì có thể tính theo công thức: “Tổng số tiền vay” chia cho “Tổng số kỳ vay” (lưu ý: số kỳ vay này được tính theo số kỳ đã quy đổi)
- Trả tiền lãi: Đây là số tiền mà bạn cần phải trả trong kỳ. Được tính bằng: “Số nợ đầu kỳ” nhân cho “Lãi suất khoản vay”.
- Sau cùng bạn cần tính số gốc và lãi phải trả trong kỳ.
Tiến hành lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay
Sau đây sẽ là các hướng dẫn về việc lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay theo số dư nợ giảm dần. Hiện nay thì “Dư nợ giảm dần” đang là một hình thức dùng để trả lãi khá phổ biến mà nhiều người chọn sử dụng.
Dư nợ giảm dần là loại hình thức gì?
Dư nợ giảm dần: Đây là một loại hình thức dùng để trả lãi. Theo cách tính này thì số tiền nợ sẽ được trả giảm dần theo từng kỳ thanh toán nợ. Tính từ thời điểm người vay hoàn thành việc trả “một phần số tiền” vay từ ban đầu, thì số dư nợ này giảm dần sẽ bắt đầu được tính. Tại các kỳ thanh toán thì người trả cần phải thanh toán cả phần tiền lãi. Nếu như có phần dư thì sẽ được trừ vào tiền gốc phải trả. Thường thì hình thức vay này sẽ áp dụng với các khoản vay nợ cá nhân, vay mua xe, mua nhà, hoặc dự án đầu tư có quy mô nhỏ,…
Cách phân biệt dư nợ ban đầu và dư nợ giảm dần
Có vẻ dư nợ ban đầu và dư nợ giảm dần là hai cách tính khiến nhiều người nhầm tưởng và lẫn lộn giữa chúng. Nhưng đây hoàn toàn là hai cách tính lãi khác nhau. Khác với dư nợ giảm dần vừa được giải thích ở phần trên thì “dư nợ ban đầu” là một cách tính lãi dựa trên khoản vay gốc của bạn. Phương pháp tính này sẽ được áp dụng trong suốt khoản thời gian vay và thanh toán lãi.
Ở cả 2 cách tính này thì số lãi phải trả khi dùng phương pháp “dư nợ giảm dần” sẽ cao hơn. Thế nhưng cách trả lại theo dư nợ giảm dần đang là một hình thức được áp dụng vô cùng phổ biến. Bạn có thể tham khảo kỹ càng về 2 hình thức này thông qua bộ phận tư vấn của các công ty tín dụng hoặc ngân hàng.
Hướng dẫn tính lãi theo dư nợ giảm dần
Công thức tính dư nợ giảm dần:
Tiền lãi tháng đầu |
= | “tổng số tiền vay ban đầu” x “lãi suất cố định” |
Các tháng kế tiếp thì phần tiền lãi sẽ được tính theo công thức:
Tiền lãi |
= |
“phần tiền gốc còn lại” x “lãi suất vay” |
Từ hai công thức được nêu trên bạn có tính toán toán được số tiền lãi mà khách hàng cần phải trả hàng tháng là:
Số tiền cần trả |
= |
số tiền vay/thời gian vay + số tiền gốc x lãi suất hàng tháng |
Hướng dẫn lập bảng kế hoạch trả nợ gốc/lãi vay
Với file excel Bạn có thể dễ dàng thiết kế một bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay với phương pháp dư nợ giảm dần. Trước khi lập bảng bạn cần phải nhớ và xác định lại các yếu tố cần xuất hiện trong nội dung của bảng như:
- Số tiền gốc của khoản vay
- Kỳ hạn vay.
- Ngày vay cụ thể.
- Lãi suất (theo năm).
- Số tiền lãi trả theo kỳ.
- Kỳ trả lãi.
- Cách tính/Công thức tính lãi theo dư nợ giảm dần.
Kế tiếp bạn có thể thoải mái dùng excel để kẻ bảng gồm các ô chứa các đối tượng vừa được nêu bên trên. Để có thể tính toán được các giá trị của từng ô bạn cần thực hiện đánh giá theo các yếu tố như sau:
- Kỳ: là thời điểm thực hiện trả cả tiền gốc và lãi. Tổng số kỳ thanh toán tiền được tính theo “tổng thời gian vay” và “số kỳ trả lãi”.
- Lãi: số tiền lãi phải thanh toán trong kỳ được tính bằng công thức: “nợ đầu kỳ x lãi suất”.
- Nợ đầu kỳ bằng số tiền gốc còn lại hay cũng chính là nợ cuối kỳ trước đó.
- Gốc: là số tiền người vay cần trả để tính vào khoản tiền vay gốc.
- Tổng = gốc + lãi.
- Nợ cuối kỳ: đây là số tiền còn lại sau khi đã thanh toán cả gốc và lãi vào cuối kỳ.
Sau khi áp dụng các thông thức trên bạn có thể tạo cho mình một bản kế hoạch để dễ dàng quản lý số tiền cần phải trả và các số tiền còn lại. Bạn có thể tham khảo một bản excel mẫu sau đây:
Việc lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay thật sự không quá khó. Thế nhưng bạn cần phải tham khảo các công thức và ý nghĩa của từng yếu tố để có thể lập được một bản chính xác nhất. Mong rằng với các thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn nhé!