Hầu hết mọi người chỉ biết đến tôm như một món ăn ngon và bổ dưỡng. Mấy ai biết được có những loài tôm có màu sắc rực rỡ và hình thể tuyệt đẹp!.
Dưới đây là 10 “ nữ hoàng ” tôm đẹp nhất thế giới. Chúng đã được thuần hóa để nuôi làm cảnh.
Loài tôm tít công – Odontodactylus Scyllarus
Tôm Odontodactylus scyllarus. Đây là một trong những loài tôm đẹp nhất trên thế giới bởi cơ thể bên ngoài đầy màu sắc của chúng.
Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 18 cm. Thân gồm nhiều màu như đỏ, xanh dương và xanh lá cây. Các vảy râu có màu đỏ cam, cạnh ngoài của đầu màu đen, mặt trước của tấm giáp ngực có hoa văn tổ ong màu đen và nâu với viền trắng.
Toàn thân tô sặc sỡ, trông giống như một con công nên mới có tên gọi là “Tôm Tít Công”.
Tôm tít Công sống dưới đáy, thường ở các rạn san hô, hang động, hoặc đáy sỏi. Chúng ăn thịt, chủ yếu là săn bắn động vật giáp xác di chuyển chậm dưới đáy đại dương.
Loài tôm này phân bố ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương, vùng biển nhiệt đới Ấn – Tây Thái Bình Dương từ đảo Guam đến Đông Phi, bao gồm Biển Đông và Biển Đài Loan.
Loài tôm hề – Hymenocera Picta
Tôm hề không chỉ sở hữu màu sắc tuyệt đẹp mà là loài tôm độc nhất trong tất cả các loài tôm.
Tôm có chiều dài cơ thể khoảng 4 -5 cm và được tìm thấy ở biển Ấn Độ Dương. Chúng sống trong rạn san hô, ăn sao biển, Tôm hề có hai chân trước như hai mái chèo. Những chân trước của chúng hình thành những cây kim giả có thể chích và làm tê liệt con mồi, đảm bảo cho tôm hề búng và mang con mồi đi.
Loài tôm này rất được những người chơi cá kiểng, tôm kiểng yêu thích .
Loài tôm tít ngựa vằn – Lysiosquillina Maculata
Đây là loài tôm tít to nhất thế giới, với chiều dài cơ thể lên đến 40cm, loài hải sản tươi sống có tên khoa học là Lysiosquillina Maculata, phân bố rộng ở biển Indo – Thái Bình Dương. Loài tôm tít này có màu vàng xanh trên cơ thể và những sọc đôi đen đậm giống như sọc đen của ngựa vằn Châu Phi.
Tôm san hô vạch – Stenopus Hispidus
Tôm san hô vạch là loài giáp xác giống tôm hơn là cua, nhưng chúng không thật sự là loài tôm. Với cơ thể màu trắng pha những vạch màu nâu đỏ, 2 chiếc càng lớn cùng màu. Trông chúng vô cùng đẹp mắt
Tôm san hô vạch còn được biết đến với những cái tên như: tôm dọn vệ sinh, tôm vạch, hay tôm cọng thợ cạo. Nguyên nhân là do chúng chỉ ăn các mô chết, nấm tảo và các kí sinh trên cơ thể những loài cá lớn. (Tôm và còn có thể làm sạch móng tay nếu đưa ta bàn tay về phía chúng). Tôm san hô vạch là vật nuôi phổ biến trong các bể nuôi vì vai trò hoạt động dọn vệ sinh bể của tôm.
Cơ thể của tôm san hô vạch được phủ bởi nhiều gai cứng, giúp chúng tự vệ là chủ yếu. Tôm san hô vạch có thể sử dụng đuôi để đào thoát về phía sau một cách nhanh chóng.
Tôm vệ sinh Thái Bình Dương – Lysmata Amboinensis
Tôm vệ sinh Thái Bình Dương là một phần của hệ sinh thái đá ngầm, thường phân bố ở Biển Đỏ và Thái Bình Dương.
Thân tôm màu trắng, có hai đường sọc đỏ ở hai bên với những râu trắng xóa
Đây là loài tôm ăn tạp như ăn các loài thức ăn thối rữa, các loài ký sinh trong các loài cá và những mô chết. Loài này còn ăn thịt cả đồng loại trong mùa sinh sản. Con cái sau khi đẻ trứng và trứng được thụ tinh sẽ bị con đực ăn thịt con cái.
Tôm tre – Atyopsis Moluccensis
Tôm tre ( tên khoa học Atyopsis Moluccensis) sống ở nhiều vùng biển Đông Nam Á, đây là loài tôm rất khó nuôi.
Chúng có dạng thuôn nhỏ, thanh mảnh như một chiếc lá tre
Loài tôm đáng yêu này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, kích cỡ khoảng 13cm và là loài tôm ăn lọc. Chúng không có bộ phận kẹp mồi ăn ở trên càng như những loài tôm khác, thay vào đó là những tấm quạt nhỏ ở trên càng.
Khi ăn chúng thường bám trên thực vật thủy sinh hay trên bề mặt đá cuội rồi dùng những cái quạt để bắt những hạt nhỏ thức ăn lơ lửng trong nước.
Loài tôm đỏ anh đào – Neocaridina Heteropoda
Tôm đỏ anh đào (Tép Red Cherry )là một loài tôm nước ngọt ăn tạp, có màu sắc rất đẹp. Cơ thể chúng trông rất mạnh mẽ và sung mãn, có màu đỏ anh đào đẹp mắt!
Tôm Red Cherry là một đột biến màu sắc của tép nước ngọt Đài Loan, vốn có màu nâu, màu xanh lá cây tự nhiên. Ngoài ra còn có các chủng đột biến khác, bao gồm dạng màu vàng, da cam, xanh, sô cô la, đen, và Rili.
Chiều dài cơ thể lớn nhất khoảng 4cm. Tôm có thể sống từ 1 – 2 năm và chủ yếu phân bố ở Borneo và Sumatra.
Chúng được nuôi nhiều trong bể cá cảnh. Đây là sự bổ sung độ tương phản cao, tuyệt vời cho bất kỳ hồ thuỷ sinh nào
Loài tôm vệ sinh đốm – Periclimenes Yucatanicus
Tôm vệ sinh đốm là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trên thế giới, được phân bố phổ biến ở Caribe. Loài tôm này sống trong cỏ chân ngỗng biển, lắc lư cơ thể và vẫy những chiếc râu để hấp dẫn các loài cá biển mà chúng có thể bám vào và ăn những mô chết, nấm ký sinh và những loài kí sinh trùng khác.
Loài tôm chủy đầu răng cưa – Palaemon Serratus
Tôm chủy đầu răng cưa phân bố rộng từ biển Atlantic, Địa Trung Hải và biển Đen, sống được từ 3 – 5 năm, thường được tìm thấy nhóm khoảng 40 con trong các kẹt đá ở độ sâu khoảng 40m dưới đáy biển. Tôm chủy đầu răng cưa có chiều dài cơ thể khoảng 10cm và có màu nâu hồng nhạt với những vạch mỏng màu đỏ nhạt.
Loài tôm Pederson – Periclimenes Pedersoni
Tôm Pederson là một loài tôm nhỏ như con tép ruốc có chiều dài cơ thể từ 1,8 – 2,5cm, phân bố ở biển Caribe, Bahamas, phía Nam Florida ở độ sâu từ 3 – 18m.
Loài tôm này rất xinh đẹp. Cơ thể trong suốt, trên lưng, càng, chân trước và đuôi có điểm những đốm tròn xanh tím nhỏ trông rất đẹp mắt.