Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm là một trong những cấu tạo quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ô tô vận hành. Chức năng chính của chúng là tạo năng lượng giúp phương tiện vận hành ổn định, trơn tru. Cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ phận này ngay dưới đây.
Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm là gì?
Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm là bộ phận có vai trò chủ chốt trong việc xác định thời điểm cũng như thực hiện hoạt động đốt cháy nhiên nhiên liệu. Từ đó giúp kích hoạt động cơ ô tô, giúp phương tiện có thể di chuyển nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ của các ECU và các cảm biến mà thời điểm đánh lửa được tính toán một cách chính xác.
So với những hệ thống đánh lửa điện tử thông thường thì hệ thống không tiếp điểm sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn. Bên cạnh đó theo đánh giá từ các chuyên gia công nghệ, hệ thống này còn giúp tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình ô tô vận hành. Đồng thời hạn chế tối đa phát thải ra môi trường.
Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm có quy trình hoạt động dựa trên sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận và hệ thống khác trong động cơ ô tô. Từ đó, giúp duy trì tuổi thọ của các cấu tạo bên trong phương tiện. Đồng thời rút ngắn thời gian khởi động cấu tạo máy.
Cấu tạo hiện đại của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm được hình thành do sự kết hợp của nhiều chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết giữ một vai trò quan trọng trong quá trình vận hành, tạo năng lượng hoạt động cho ô tô. Cụ thể như sau:
– Nguồn điện hoặc pin: có chức năng chính trong việc cung cấp nguồn điện áp thấp, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định.
– Công tắc đánh lửa: điều chỉnh hoạt động bật tắt của hệ thống đánh lửa.
– Cuộn dây đánh lửa: bao gồm các cảm ứng điện tử, giúp chuyển dòng điện từ nhỏ đến lớn. Sau đó hình thành tia lửa mạnh và bắn qua khe bugi.
– Mô đun đánh lửa hoặc bộ điều khiển: có chức năng chính trong việc giám sát và cân đối thời gian tia lửa điện bắn ra.
– Cảm biến: có khả năng nhận biết sự thay đổi nhanh chóng của các chi tiết bên trong bộ nguồn. Đồng thời mỗi loại xe sẽ sở hữu số lượng cảm biến khác nhau. đảm bảo tương thích với quy trình vận hành.
– Bugi: có chức năng phát tia lửa điện để sử dụng cho mục đích đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí.
Phương thức hoạt động của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
Khi người điều khiển phương tiện ô tô bắt đầu khởi động máy, cơ chế đánh tia lửa điện tử sẽ được kích hoạt. Lúc này, dòng điện khởi nguồn từ ắc quy sẽ đi qua công tắc đánh lửa điện để di chuyển đến cuộn sơ cấp. Cuộn dây phản ứng được kích hoạt và tiến hành gửi tín hiệu tới mô – đun đánh lửa.
Tiếp đó, bộ phận bánh răng thuộc điện trở sẽ phát ra tín hiệu để khởi động mô – đun điện tử. Đảm bảo nguồn điện cung cấp bị gián đoạn, dẫn đến dừng hoạt động một cách đột ngột.
Khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, bánh răng sẽ tách ra khỏi cuộn dây nạp. Lúc này dòng điện sẽ được truyền dẫn đến toàn bộ các chi tiết khác bên trong hệ thống đánh lửa điện tử.
Quá trình ngắt quãng vào hình thành dòng điện mới liên tục sẽ tạo nên hiện tượng cảm ứng điện tử. Giúp tạo nên điện áp lớn có thể lên đến hàng nghìn Vôn (V) hỗ trợ hoạt động của ô tô.
Khi dòng điện được phân phối đến những bộ phận khác, cụ thể như roto quay, các tiếp điểm, cuộn dây và bugi thì sẽ có sự chênh lệch điện áp. Dưới sự hỗ trợ của tia lửa điện được hình thành ở đầu bugi, quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ bắt đầu diễn ra.
Một số lỗi hư hỏng hệ thống đánh lửa thường gặp
Trong quá trình vận hành hệ thống có rất nhiều lỗi có thể xảy ra. Tuy nhiên có hai lỗi cơ bản thường gặp phải bao gồm:
Bộ phận bugi không đánh lửa
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bugi không được bảo quản, vận hành đúng cách. Thường xuyên phải hoạt động trong môi trường ẩm ướt, có nhiều khe hở hoặc bị hao mòn, bám bụi bẩn. Bên cạnh đó tiếp điện của mối nối không còn hoạt động cũng chính là tác nhân lớn gây nên hiện tượng này.
Động cơ hoạt động yếu
Nếu chiếc xe của bạn vẫn có thể khởi động và di chuyển bình thường, tuy nhiên trong những địa hình như leo dốc hoặc hiểm trở, động cơ có dấu hiệu suy yếu. Bạn nên xem xét những nguyên nhân sau: thời điểm đánh lửa không phù hợp, các bộ phận khác gồm bugi, điện áp cuộn lửa, cuộn điều khiển quá yếu,…
Trên đây là tổng hợp những thông tin mới nhất về hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. Bạn có thể tham khảo và cân nhắc sử dụng những loại xe ô tô có trang bị hệ thống này. Đảm bảo quy trình vận hành xe ổn định và trơn tru.