Đền Ông Hoàng Bảy là một khu di tích lịch sử văn hóa của quốc gia, đây là nơi rất linh thiêng dành cho những người thích hầu đồng và những người thành tâm đi lễ chùa. Hãy cùng chúng tôi ghi lại những kinh nghiệm đi lễ ông Hoàng Bảy một cách chi tiết nhất. Để bạn có thêm kinh nghiệm chuẩn bị lễ vật khi đến đền ông Hoàng Bảy nhé.
Một vài kinh nghiệm đi lễ ông Hoàng Bảy
Đền Ông Hoàng Bảy nằm ở đâu?
Đền ông Hoàng Bảy hay còn gọi với cái tên là đền Bảo Hà, đền này được xây dựng trên sườn đồi Cấm, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Không gian của ngôi đền này mang vẻ uy nghi và trầm mặc. Phong cảnh thiên nhiên ở nơi đây hữu tình vì xung quanh bao bọc bởi núi non, rừng rộng lớn và xanh mướt một màu. Đền Ông Hoàng Bảy dựa lưng vào núi non và mặt thì hướng theo dòng nước của sông Hồng. Nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa cảnh quan thiên nhiên cùng với kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
Đi lễ đền Ông Hoàng Bảy
Đền Ông Hoàng Bảy cách thành phố Lào Cai tầm khoảng 60km về phía nam, nằm cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Chính vì thế mà phương tiện để di chuyển đến đây dễ dàng nhất để du khách đi lễ chùa đó là đi bằng tàu hỏa. Ngoài ra, du khách còn có thể di chuyển đến đền Ông Hoàng Bảy theo đường ô tô. Tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai tuy đã hoàn thành, tuy nhiên cung đường này vẫn còn khá ngoằn ngoèo, nhiều dốc khó đi. Nếu di chuyển bằng cách này thì bạn chắc chắn phải vững tay và thông thạo đường đi.
Vài nét về kiến trúc của đền Ông Hoàng Bảy
Đền thờ Ông Hoàng Bảy được xây dựng cuối thời nhà Lê, có niên hiệu là Cảnh Hưng. Nơi đây dùng để thờ vị danh tướng Hoàng Bảy và họ Nguyễn đã có công bảo vệ và xây dựng tổ quốc ta ở cửa khẩu Lào Cai. Ngôi đền này vô cùng nổi tiếng, dành cho những người chuyên đi hầu đồng và thu hút được rất nhiều người tham gia.
Cấu trúc của đền Ông Hoàng Bảy gồm có cổng tam quan, gồm sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang và tòa đại báo, cung cấm, cung nhị, với cung cộng đồng với kiến trúc và cách bài trí đơn giản. Cảnh quan thiên nhiên ở trên bến dưới thuyền rất hữu tình và hợp phong thủy.
Khi hầu đồng, ông Hoàng Bảy sẽ nhập vào giá đồng, sẽ múa may quay cuồng, hút thuốc lá, hút thuốc lào và thậm chí là thuốc phiến đúng chất dân chơi làm cho buổi hầu đồng từ tôn nghiêm thêm nhộn nhịp.
Những người tới đền này thường cầu chủ yếu là cầu may mắn, tài lộc như xin số lô đề đánh đâu trúng đó và buôn bán hàng lậu được trót lọt… Thậm chí, nhiều người còn tới đây và đi lễ bằng thuốc phiện, đèn bàn để dâng lên xin lộc ngại. Tuy nhiên, việc làm này đã hoàn toàn bị nghiêm cấm.
Kinh nghiệm về sắp lễ ở đền Ông Hoàng Bảy
Khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy, thì quý du khách có thể sắm cho mâm lễ một trong hai loại lễ là: lễ mặn hoặc lễ chay.
- Lễ mặn: Thường có mâm xôi và gà trống bày nguyên con
- Lễ chay: thường có Rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, các loại hoa quả tươi, bánh kẹo, trà, thuốc lá, vàng lá, nén hương, nến, trầu cau, 1000 vàng Bốn Phủ và 1000 vàng tím… Nếu gia chủ có điều kiện thì có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím, quần áo, hoa và mũ đầy đủ cho ngài.
Một số ý kiến cho rằng đi lễ không cầu kỳ về đồ lễ vì cõi âm thường: Chứng tâm không chứng lễ. Nếu có lễ nên đơn sơ. Chúng ta nên dành bớt phần lễ nãy để cung tiến, hay những giọt dầu cho đền. Việc đó sẽ tốt hơn vì góp công của xây dựng để nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn. Cha mẹ nào mà chả thương con nghèo. Vì thế, không nên đua đòi để sắm lễ, đặc biệt là vàng mã cho tốn kém mà không giúp được gì cho hưng thịnh đền nhà ngài. Nhà thánh hàng năm nhận vạn mã, vàng thử hỏi có dùng làm chi nơi cõi đó.
Kết Luận
Trên đây là một số kinh nghiệm đi lễ ông Hoàng Bảy mà chúng tôi chia sẻ. Chúc bạn sẽ nắm được thêm những kinh nghiệm cần thiết cho chuyến đi lễ của mình nhé.